Sở hữu ngay bộ quà tặng mang thương hiệu của Doanh nghiệp - Xem ngay

0

Giỏ hàng

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0VND
Xem giỏ hàng Thanh toán
Văn hóa tặng quà trên thế giới: Nên lưu ý điều gì?

Văn hóa tặng quà trên thế giới: Nên lưu ý điều gì?

Việc tặng quà cho đối tác, khách hàng là một hành động đòi hỏi sự tinh tế và tỉ mỉ. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi các doanh nghiệp dễ dàng liên kết xuyên biên giới, việc tặng quà càng trở nên phổ biến, tuy dễ dàng kết nối nhưng lại cần lưu tâm do mỗi quốc gia có văn hóa tặng quà riêng biệt. Cùng JOMO tìm hiểu văn hoá tặng quà một số quốc gia để có thêm góc nhìn hữu ích trong việc chuẩn bị quà tặng cho đối tác trong và ngoài nước.

Văn hoá tặng quà tại Phương Tây: 

Văn hóa tặng quà tại các nước phương Tây có đặc điểm chung là sự phóng khoáng. Đối với họ, việc tặng quà là cho đi chứ không quan trọng về giá trị của món quà. Một điểm tương đồng nữa họ thường tặng quà tập trung vào những dịp lễ như Giáng Sinh, Valentine, lễ cưới,... Cần lưu ý là việc tặng quà trong kinh doanh tại những quốc gia này được kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính phủ. Nếu có tặng quà với giá trị lớn thì sẽ phải khai báo cho cơ quan trước. Một điều kiêng kỵ với người phương Tây khi tặng quà là con số 13. Đây là con số không may mắn, không nên xuất hiện trên những món quà. 

Văn hóa tặng quà tại Anh Quốc:

Tại nước Anh, văn hóa tặng quà trong kinh doanh gần như không tồn tại. Việc tặng quà cho đối tác có thể sẽ khiến họ áy náy, khó xử. Thông thường, sau khi kết thúc một thỏa thuận họ sẽ trao đổi những món quà nhỏ. Đó là những đồ vật lưu niệm như một cuốn sách hay một vật trang trí để bàn. Trong những dịp lễ lớn, việc tặng quà trong doanh nghiệp là không được phép. Thay vào đó, họ trao đổi những tấm thiệp chúc mừng để duy trì mối quan hệ mà không làm đối phương khó xử.

Văn hóa tặng quà tại Mỹ:

Người Mỹ thường chỉ tặng quà vào những dịp lễ lớn như Giáng Sinh, Năm mới, sinh nhật… Trong công ty, việc tặng quà thường được tổ chức theo hình thức bốc thăm. Mỗi người sẽ chuẩn bị một món quà, sau đó mọi người sẽ rút thăm ngẫu nhiên để xem ai sẽ nhận được món quà nào. Trò chơi này tạo nên không khí sôi nổi, tò mò cho cả người tặng và người được nhận quà.

Văn hóa tặng quà tại Đức:

Văn hóa tặng quà của người Đức phản ánh sự cẩn trọng và quan tâm đến việc tạo ra các mối quan hệ xã hội. Trong kinh doanh, họ thường không thích nhận quà để tránh hiểu nhầm và mong muốn sự chân thành và công bằng trong giao dịch. Tuy nhiên, khi nhận quà từ cá nhân, họ thường mở quà ngay để thể hiện lòng biết ơn và chia sẻ niềm vui. Người Đức đánh giá cao những món quà có giá trị văn hóa dân tộc và thường chọn những món quà được sản xuất trong nước.

Văn hoá tặng quà tại Phương Đông:

Các quốc gia Á Đông có nhiều nét tương đồng trong văn hoá , điều này cũng được thể hiện ở những nét chung trong việc tặng quà. Nếu như có dịp tặng quà cho đối tác hay khách hàng từ những quốc gia từ châu Á, hãy lưu ý:

  • Không nên tặng quà có giấy gói màu trắng

Màu trắng trong văn hóa phương Đông thường mang ý nghĩa tượng trưng cho cái chết. Những vật phẩm màu trắng do vậy sẽ được liên hệ tới sự không may, mất mát, đau thương.

  •  Không nên tặng quà liên quan đến số 4

Số 4 theo tiếng Hán gần âm với tử, nghĩa là chết. Đối với những quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, con số này được gắn liền với cái chết. Vì thế, người tặng quà nên tránh những món quà liên quan đến số 4, hay theo bộ 4 để tránh những hiểu lầm không đáng có.

  • Không nên tặng quà là vật dụng sắc nhọn

Những vật sắc nhọn như dao, kéo khiến người nhận liên tưởng tới sự chia cắt. Tặng những món quà như vậy sẽ mang theo hàm ý là muốn cắt đứt quan hệ. Vì vậy, hãy lưu ý tránh tặng những món quà như set làm bếp có dao, kéo nhé.

Ngoài những điểm tương đồng trên, mỗi quốc gia phương Đông cũng có những điểm đặc biệt trong phong tục tặng quà.

Văn hóa tặng quà tại Nhật Bản: 

Người Nhật rất chú trọng sự tỉ mỉ, tinh tế trong cách gói quà. Mỗi món quà cần được bọc bằng 3 lớp, thắt bằng dây lụa thắt nút vặn theo hình dây thừng. Khi nhận quà, người Nhật có thể sẽ từ chối 2 đến 3 lần để thể hiện sự khiêm nhường. Sau khi đã nhận, họ sẽ đợi đến khi người tặng quà đã ra về rồi mới mở món quà. Một số món quà cần tránh tặng người Nhật ngoài những điều đã nhắc ở bên trên : Món quà mang hình con cáo (Biểu tượng của sự gian xảo, dối trá), món quà mang số 9 hay theo bộ 9 (vì số 9 đồng âm với từ chịu khổ). Trà (chỉ được dùng để tạ lễ trong lễ tang). Đồ dùng thủy tinh, sành, sứ (dễ vỡ, thể hiện sự thiếu bền vững). Bình, hũ (mang hình dáng tù túng).

Văn hóa tặng quà tại Hàn Quốc: 

Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề lễ nghĩa, tặng quà là điển hình của văn hóa này. Đối với người Hàn, hai màu đỏ và vàng là hai màu sắc may mắn. Bạn sẽ thường thấy họ sử dụng giấy gói quà với hai màu này bởi nó tượng trưng cho những điều tích cực và bình an. Ngược lại, màu xanh lá, đen hay trắng là những màu sắc đen đủi nên tránh xa. Ngoài con số 4 xui xẻo kể trên, số 7 với người Hàn là một con số may mắn. Nếu như món quà có chuẩn bị kèm một tấm thiệp chúc mừng, hãy tránh viết những lời chúc bằng mực đỏ vì mực màu đỏ tượng trưng cho sự đau thương, mất mát. Khi đưa quà cho người Hàn Quốc, hãy đưa bằng hai tay để thể hiện sự lịch sự cho người nhận.

Văn hóa tặng quà tại Trung Quốc: 

Trung Quốc là nước có lịch sử tặng quà lâu đời, điều này được thể hiện bằng nhiều điều kiêng kỵ tưởng chừng như lạ lùng nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Một tặng phẩm tưởng chừng như bình thường nhưng lại hết sức nên tránh với người Trung Hoa là đồng hồ. Tặng đồng hồ trong tiếng Trung là 送钟 đồng âm với từ 送 终(sòngzhōng) từ này có nghĩa là “Tiễn đưa ai đó lần cuối” hay “tiễn đưa người đã khuất”. Một món quà khác nên kiêng tặng người Trung Quốc đó là quả lê. Lê trong tiếng Trung là梨 đọc là “lí” đồng âm với离, bổ lê là分梨 đọc giống分离(fenli) là rời xa, rời đi, phân ly, chia lìa.

Văn hóa tặng quà tại Việt Nam: 

Trong văn hóa Việt Nam, việc tặng quà là một phần không thể thiếu của giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ. Hành động này được xem là một biểu hiện của lòng biết ơn, tình cảm và sự quan tâm đến người nhận. Người Việt Nam có thể tặng quà trong cả những dịp lễ lớn và cả những dịp nhỏ như gặp mặt khách hàng, đối tác, tri ân nhân viên... Đối với quà tặng trong doanh nghiệp, người Việt cũng rất đa dạng trong lựa chọn quà, tuỳ từng đối tượng và ngân sách doanh nghiệp sẽ đưa ra món quà phù hợp.

Xem thêm quà tặng Doanh nghiệp tại đây.

Từ việc hiểu và tôn trọng văn hóa tặng quà của mỗi quốc gia, có thể nhận ra giá trị và ý nghĩa sâu sắc của việc tặng quà trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ. Với hiểu biết sâu sắc về văn hóa tặng quà của các quốc gia trên thế giới, JOMO cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong mỗi dịp tặng quà. Hãy để JOMO trở thành đối tác tin cậy, nơi mà mỗi món quà không chỉ là tặng phẩm, mà còn là một thông điệp tình cảm sâu lắng với ý nghĩa tinh tế.

Liên hệ với JOMO để được tư vấn về những giải pháp quà tặng phản ánh văn hóa và bản sắc đặc trưng của từng quốc gia.

  • Địa chỉ: Tòa nhà GP Invest, 170 Đê La Thành, P. Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa · Hà Nội
  • SĐT: 098.164.8887
  • Website: https://jomotrading.vn

JOMO - Chọn Quà Trọn Niềm Vui

Giải Pháp Quà Tặng Doanh Nghiệp Toàn Diện

  • Hà Nội: Tòa nhà GP Invest, 170 Đê La Thành, P. Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội
  • HCM: Tầng 10 - Tòa nhà BlueSky, 1 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • Email: marketing@jomotrading.vn
  • Hotline: 0981 648 887
  • Fanpage: fb.com/jomotradingvn
  • Thời gian làm việc: 09h00 - 18h00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
Bài trước Bài sau